Li Zhenshen - Cách mạng văn hóa - Binh-Dang-Photo_blog (9)

Cách mạng văn hóa - cái nhìn toàn cảnh của Li Zhenshen

Những bức ảnh của Li Zhenshen về Cuộc Cách Mạng Văn Hóa (CCMVH), tại Trung Quốc có lẽ là sự miêu tả đầy đủ và đa sắc thái nhất về một thập kỉ của những bất ổn dưới thời Mao Trạch Đông. Lúc đó Li là một phóng viên ảnh cho một tờ báo địa phương ở Harbin (Cáp Nhĩ Tân), thủ phủ nằm về vùng cao phía Bắc của tỉnh Hắc Long Giang, Đông Bắc Trung Quốc.

Chính tai đây Li đã thực hiện công việc để đời của mình bằng việc ghi lại tư liệu CCMVH, đưa ra những hình ảnh tuyên truyền “tích cực” với quần chúng nhân dân đang hối hả trong một giai đoạn chuyển mình khốc liệt cho tờ báo địa phương và cũng lưu giữ lại cho riêng mình những hình ảnh mang sắc thái “tiêu cực”, đầy nghi vấn.

Li đã cắt rời những khuôn hình và dấu phim âm bản dưới tấm ván sàn gỗ trong nhà tới tận khi cuộc cách mạng chấm dứt. Ông đã không dám trưng bày những hình ảnh này ở Trung Quốc tới tận cuối những năm 1980. Ngay cả ngày nay đưa ra những hình ảnh nhạy cảm về CCMVH cũng không hề dễ dàng ở Đại Lục, những bức ảnh của Li thường được đón nhận ở nước ngoài hơn ở chính quê nhà.

LiZhenshen năm nay hơn 72 tuổi đã thu hút được nhiều sự chú ý – ít nhất là bên ngoài đất nước Trung Quốc bằng việc xuất bản cuốn sách “Red-Color News Soldier” được biên tập bởi Robert Pledge, nhà đồng sáng lập của hãng ảnh Contact Press Images (Phaidon Press). Bằng việc lật lại ký ức, cuốn sách ảnh lịch sử dày 300 trang với bìa bọc màu đỏ bắt chước cuốn sách “Mao’s Little Red Book” đã tạo nên dấu ấn cho nhiếp ảnh gia LiZhenshen.

Li Zhenshen - Cách mạng văn hóa - Binh-Dang-Photo_blog (16)

Rất nhiều những hình ảnh khác nữa đã được ông thực hiện cho tờ báo tin tức Hắc Long Giang ở Đông Bắc Trung Quốc đã xuất hiện lại từ khi cuốn sách xuất bản, người góp công lớn là Robert Pledge đã dành nhiều năm phân loại những thùng các tông chứa phim âm bản của Li, tất cả chúng đều được cất giữ kĩ càng bên trong những phong bì thư nhỏ màu nâu.

Những tác phẩm làm nổi bật Lizhen “như một người làm phim ẩn sau một nhiếp ảnh gia”, chúng được bao phủ bởi mục đích mà ông đã mong muốn trở thành và được đào tạo như một người làm điện ảnh, một sự nghiệp bị bỏ dang dở. Chính điều này đã ghi dấu ấn sâu đậm trong cách nhìn nhận nhiếp ảnh của ông đến hết cuộc đời. Sự ảnh hưởng của điện ảnh là rõ ràng trong những bức ảnh toàn cảnh được Li xử lý cẩn thận qua những bối cảnh liên tiếp chụp và xoay bằng chiếc máy ảnh cầm tay sau đó ghép chúng tại từng cái một.

Thủa nhỏ, cha của Li Zhenshen, một đầu bếp phục vụ trên tàu chạy hơi nước thường dẫn ông tới rạp chiếu bóng vào các ngày chủ nhật ở Dalian, thành phố cảng nơi mà Li được sinh ra tại tỉnh Liaoning.

Trí tưởng tượng và khả năng về hình ảnh được khơi dậy, Li đã bắt đầu học nhiếp ảnh từ năm 16 tuổi. Sau đó ông tiếp tục học về điện ảnh ở trường nghệ thuật Changchun nằm tại trung tâm tỉnh Jilin Đông Bắc Trung Quốc.

Nhưng vì những chính sách kinh tế thảm họa của Mao trong suốt thời kì cái cách và sau đó là nạn đói vào đầu thập niên 60. Li đã không có cơ hội tìm được một công việc liên quan đến điện ảnh dẫn tới quyết định chuyển hướng sang làm phóng viên ở thủ phú tỉnh Hắc Long Giang.

Q/ Ông dường như có một cảm quan đặc biệt về lịch sử cũng như vai trò của mình trong nó. Ông đã nghĩ gì khi ghi lại những hình ảnh tư liệu trong CCMVH?

Khi CCMVH bắt đầu, lúc Mao Trạch Đông khởi xưởng, mọi người đã rất hứng khởi bao gồm cả cá nhân tôi. Chúng tôi đã là một phần của sự dịch chuyển chính trị. Vào thời điểm ban đầu của chiến dịch, luôn nhìn thấy những nụ cười xuất hiện trong những bức ảnh của tôi, người dân rõ ràng bị hấp dẫn bởi tư tưởng được trở thành một phần của sự đổi mới. Nhưng sau đó, nó giống như một con ngựa bất kham không thể kìm cương.

Li Zhenshen Cach mang van hoa Binh Dang Photo blog 1 Photography | Vietnam binhdang.me

Vào tháng 8 năm 1966, tôi đã nhìn thấy những Hồng Vệ Binh tấn công nhà thờ thánh Nicholas và Điên thờ Phật Giáo ở Hắc Long Giang. Họ đốt những công trình kiến trúc và toàn bộ kinh thánh. Đưa ra những phán xét ghê tởm đối với những người cầm đầu tôn giáo và những thầy tu.

Khi tôi bắt đầu có những ngờ vực và dao động, tôi đã chụp thêm nhiều hình ảnh tư liệu về các mặt khác nhau của những sự kiện đang xảy ra. Tất cả các phóng viên ảnh báo chí chúng tôi thời đó luôn tâm niệm chỉ có 2 loại hình ảnh “hữu dụng” hoặc “vô dụng”.

Hữu dụng có nghĩa là được dùng cho tờ báo địa phương còn không thì ngược lại. Nếu theo cách đánh giá thời đó thì hơn nửa số ảnh trong cuốn sách của tôi là bỏ đi. Những hình ảnh về việc người dân vui mừng và học tập những phát ngôn của Mao Trạch Đông là những thứ tích cực. Tôi đã biết rằng những hình ảnh của mình không thể được xuất bản và không biết khi nào và như thế nào chúng sẽ trở nên có ích nhưng tôi đã cảm giác rằng chúng sẽ trở thành thứ gì đó đáng giá sau này. Lúc đó tôi chỉ biết ghi nhận lại lịch sử.

Q/ Ông cảm nhận thấy sự nguy hiểm ở những việc mình làm không – chụp những mặt trái của lịch sử vào thời điểm lúc đó?

Có chứ. Tôi đã cảm thấy bắt buộc phải ghi nhận lại sự thực – nó là lịch sử và tôi đã chụp và che giấu toàn bộ phim âm bản. Sự thông qua báo chí là không hữu dụng lúc bấy giờ vì ngay cả việc ủy thác bằng cách đưa cho chúng tôi chiếc thẻ nhà báo đã mang những ý nghĩa đen tối giống như việc mua chuộc vậy. Do đó báo chí thời đó là vô ích, tốt hơn hết cho bản thân là tự đeo băng đỏ giống với những Hồng Vệ Binh và sau đó không ai đặt câu hỏi về bạn thêm nữa.

Li Zhenshen Cach mang van hoa Binh Dang Photo blog 15 Photography | Vietnam binhdang.me

Q/ Ông đã kiên trì thực hiện những hình ảnh như thế nào?
Phần lớn những sự kiện đã chụp đều có những hình ảnh tích cực lẫn tiêu cực. Một vài khẩu hiểu không thực sự tốt đẹp cho lắm nhưng chúng vẫn được truyền miệng qua số đông và được coi là những hình ảnh tích cực. Chúng tôi được phát phim mỗi tháng theo hạn mức cho những hình ảnh được xuất bản, bằng cách nào đó tôi kiếm thêm được 8 cuộn phim nữa. Tôi phải tráng rửa toàn bộ số phim mình có, và làm cả việc phóng ảnh. Thêm vào đó tôi phải thực hiện quy trình trên cho 4 phóng viên khác nữa trong tòa soạn vì thời gian đó tôi là người trẻ nhất và mới vào nghề. Khi chán nản trong phòng tối, tôi sẽ hát.

Khi biết rằng mình có quá nhiều những khuôn hình “tiêu cực”, lúc đó tôi chỉ cố gắng làm chúng thật nhanh và cắt rời ra khỏi cuộn không để ai khác nhìn thấy và chỉ treo lên phơi khô những tấm phim được coi là tích cực. Nỗi sợ hãi duy nhất là ai đó sẽ phàn nàn vì tôi đã lãng phí tài sản chung, chụp quá nhiều những hình ảnh mà tòa soạn không thể sử dụng. Tôi đặt những thước phim âm bản của mình trong những phong bì thư màu nâu nhét vào một ngăn bí mật trên bàn làm việc.

Mùa xuân năm 1968, cảm thấy mình sẽ bị phát giác sớm, mỗi ngày tôi đã lấy lần lượt những tấm phim âm bản mang về nhà sau giờ làm việc. Cưa một lỗ trên tấm ván gỗ đặt dưới bàn làm việc ở nhà và giấu chúng ở đấy. Vợ tôi đứng ở cửa sổ canh chừng trong khi tôi cưa tấm ván thật chậm mất khoảng một tuần. Công việc đó không giống như bây giờ khi bạn có những chiếc khoan điện. Tôi chỉ cưa từng chút một. Tôi đã giấu những đồ vật mà mình coi là giá trị dưới đó: những tấm phim âm bản, những đồng tiền cổ và bộ sưu tập tem hình ảnh những phụ nữ khỏa thân của Goya.

Sau này, tôi đã lấy những tấm phim âm bản theo khi đến Bắc Kinh năm 1982 và trở thành trưởng khoa nhiếp ảnh thuộc phân viện báo chí của một trường đại học. Tôi vẫn chỉ biết giữ những tấm phim của mình trong im lặng mãi tới tận năm 1988 khi đó có một cuộc triển lãm về nhiếp ảnh và những người tổ chức đã đề xuất tôi trưng bày những hình ảnh trong hai năm 1966 và 67 vì họ thiếu hình ảnh giai đoạn đó. Tôi đã đưa cho họ 20 hình ảnh bao gồm cả những ảnh “tích cực” và “tiêu cực”. Họ đã triển lãm toàn bộ và trao cho tôi một giải lớn.

Những đồng nghiệp ở tờ báo Hắc Long Giang đã tới Bắc Kinh để xem cuộc triển lãm, họ đã thốt lên kinh ngạc “Li Zhenshen ông đã ghi lại toàn bộ lịch sử. Chúng tôi chỉ có được một nửa của nó thôi”.

Q/ Nhưng phần lớn những hình ảnh này vẫn không được công khai rộng rãi ở Trung Quốc và cuốn sách của ông không được xuất bản ở đây?

Độc giả của tôi nên coi những bức hình là một phần của CCMVH nhưng cũng là của nhân loại, bạn biết không, chính quyền Miến Điện đã cho phép công bố chúng giải thoát khỏi những kiểm duyệt ngặt nghèo hiện nay. Tôi tự hỏi khi nào cuốn sách sẽ đến được Trung Quốc. Tôi nghĩ toàn bộ người dân Đại Lục, những người đọc đã sẵn sàng tiếp nhận những dấu ấn của quá khứ. Nhưng đảng cộng sản, hệ thống chính quyền không chấp nhận nó. Và mặc dầu cuốn sách không được xuất bản ở đây vẫn có nhiều người sở hữu nó. Và rất nhiều người đã yêu cầu tôi ký tặng họ.

Tôi không có bất kỳ lo lắng nào về việc đưa ra những tấm hình vào thời điểm này. Chúng là những hình ảnh, là sự thực không phải thứ hư cấu và tôi đã hơn 70 tuổi rồi, ở tuổi này tôi không có nhiều điều để sợ hãi.

Q/ Giá trị gì với mọi người khi xem những hình ảnh này vào thời điểm hiện tại?

Như câu nói chỉ khi bạn biết lịch sử bạn mới có thể đi đến tương lai. Nó là tài sản của nhân loại. Chỉ khi bạn biết về quá khứ bạn mới có thể ngăn chặn những thảm họa trong tương lai. Tôi luôn mơ rằng tác phẩm của mình được xuất bản cho người dân Trung Quốc. Thật sự đáng sỉ nhục khi điều đó không được thực hiện. Vài người nói rằng tôi đang phơi bày những vết nhơ của đất nước Trung Quốc với thế giới, tôi trả lời không phải vậy, tôi chỉ đang đưa ra những ghi nhận của lịch sử về những sai lầm nhân đạo con người đã tạo ra.

Q/ Ông có thể kể với chúng tôi về triển lãm đang diễn ra ở LonDon và những kĩ thuật toàn cảnh ông sử dụng như Robert Pledge trích dẫn trong phần giới thiệu rằng chúng chịu ảnh hưởng của bậc thầy điện ảnh nước Nga Sergei Eisenstein.

Tôi đã học làm phim và đã rất thất vọng vì không được làm điều mà mình yêu thích. Lúc bấy giờ những người chụp ảnh cho tờ Xinhua đã có những chiếc máy ảnh panorama nhưng tôi chỉ là một người làm báo địa phương. Tôi không thể có một chiếc máy như vậy thậm chí là cả ống góc rộng. Tôi chỉ có một chiếc Rolleiflex với ống 80mm, một chiếc Leica phim 35mm và ống 50mm. Do đó rôi đã quyết định làm những kỹ thuật toàn cảnh bằng cách chụp nối. Nó là cách gần nhất để bắt chiếc, tôi đã chụp những đám đông với những khuôn hình nối tiếp trùng lặp từ trái qua phải, bằng tay không với chiếc Leica và Rolleiflex. Tôi phải ước lượng chính xác làm sao để trùng lặp các khuôn hình. Không thể chụp quá nhiều vì có thể lãng phí phim. Sau đó tôi phóng ra những bản in cỡ nhỏ, đặt chúng theo thứ tự mình đã chụp, cắt dán chúng với kéo và băng vải. Tôi đã làm việc như một nhà quay phim, đẩy vào, kéo ra, xoay, di chuyển tất cả bằng chân…

Q/ Thực trạng nhiếp ảnh tư liệu của Trung Quốc ngày này là gì?

Nhiều người khi xem những hình ảnh CMVH của tôi, họ đã nói rằng “Nhưng thưa thầy Li, chúng em đã không sống ở CCMVH do đó chúng em không thể chụp được những bức ảnh xuất sắc như thế này” Tôi nhớ cảm giác tương tự khi giáo viên của chúng tôi đưa ra những hình ảnh ông ý chụp ở Yan’an về cuộc cách mạng Cộng Sản những thập niên 30 và 40. Nhưng đó là cách nghĩ ngờ nghệch. Tôi luôn nói với sinh viên của mình chụp những thứ xung quanh họ. Không cần theo dấu vết của những thảm họa và chiến tranh, chỉ cần chụp những điều xảy ra hàng ngày xung quanh mình. Chúng sẽ là những bức ảnh cũ đầy giá trị, bạn cầm chiếc máy và chụp, 20 năm sau chúng sẽ trở thành vô giá.

Tìm mua sách ảnh của Li Zhenshen tại đây và các bài blog khác tại đây