- This post is in English and Vietnamese. Scroll down to select the language you want to read.
- Bài viết được thực hiện bằng hai ngôn ngữ. Kéo xuống để lựa chọn ngôn ngữ bạn muốn đọc.
Wandering around the roof of the world Ladakh – India a Southeast Asia country with surprisingly peculiar specificities, home of the snow-covered Great Himalaya forms a perfect periphery around the North. Himalaya in Sanskrit means snow house but also “roof of the world”, where the beauty of rugged mountains and unique Indian culture emphasizes the splendor of the world’s highest mountain.
Located in the Trans Himalaya, a 1600-kilometer-long mountain range in the border area of China and India, Ladakh has been known for its fresh air, deep blue sky and unforgettable experiences for anyone who ever set foot in. Surrounding by two world’s majestic mountains, the Great Himalaya and the Karakoram, this pristine land with many tectonic plates used to be an unreached forbidden area. People talk about Ladakh and its highest roads in the world but not everyone can notice its pure beauty wild landscape.
Ladakh is where the historical culture of antique lands meets the diverse ethnic influences penetrated by missionaries, explorers and traders. The whole land is covered by snowy mountain peaks, mysterious beauty of crystal lakes and foam rivers, straight cliffs, ancient monasteries and villages with the variety of Buddhist life that enhance its fascinating.
Having two main cities: Leh and Kargil, Ladakh is the highest plateau in India with 58.000 km2 cold desert area, harsh climate condition and very rare rainfall, from 2.750m in Kargil to 7.672 in Sanger Kangri of the Karakoram range, the human inhabitants’ area is from 2.700m to 4.500m.
Ladwig and Khachampa are another name that represented snow and ice-covered in Ladakh language – one of the main identified feature. In the past, Ladakh gained importance from its strategic location at the crossroad of important trade route and called ”The Diamond of Central Asia” by influencing Tibetan culture, also known as Little Tibet.
History of Ladakh contained many interesting and diverse stories as its geography. As a part of the famous Silk Road, Ladakh is a trade route between Punjab (border area with Pakistan) and Central Asian towns of Yarkand and Khotan (Xinjiang, China) which the traded commodities are mainly Pashmina shawls, spices, saffron, silk, carpets, gemstones and opium, …
Most people believe that the first settlers in Ladakh are those who live in Indus and Drass valley. The Dards (Indo-Aryan tribes appeared from eastern Afghanistan, northern Pakistan and Kashmir mountain ranges) are settled nomads and cattle grazing in the villages of Dah Hanu, Darchik and Garkhon of the Indus valley. After the Dards, the Monks from Himachal Pradesh moved to Gya (Manali-Leh Route) before settled in Rong, Shyok, Sakti, Tangste and Durbarg, and the Central Asians in various places of Ladakh as well as Tibet.
The mixed races had made a remarkable culture and interesting mixing of religion between Tibetan Buddhism, Islam and Christianity. Due to its geographical barriers, Ladakh once had been separated in term of social life and economy. Only after 1962, when the Srinagar Leh Highway was built, Ladakh’s economy and culture began to expand. And then in 1974, with the opening of tourism and outstanding landmarks, Ladakh had been attracted numerous visitors. The opening up of previously restricted areas such as Nubra valley, Dah Hanu village, Pangong Tso lake and Rupshu in 1994 made Ladakh become more accessible.
Knowing and exploring Ladakh, many tourists might not have heard about the flood disaster that occurred in Leh in August 2010. A huge cloud of heavy rain appeared in Leh and the surrounding area on the evening of August 5, 2010, causing a flash flood washed away 71 villages, 255 deaths, and over two hundred missing people, developing serious damage to the entire area.
With coordinated efforts of Indian Army, Central Government of India, many regional governments, NGOs and Ladakhis, many survivors had been able to resettle and rebuild their lives. The flood had negatively impacted on Ladakh’s economy in 2010, especially in August – the peak season of tourism.
In fact, Ladakh is the highest altitude semi-desert region in the world. As the Himalayas create a natural wall denying entry to monsoon clouds, the average annual rainfall is just 15 cm. In spite of winter temperature might decrease to -30 degrees Celsius, there rarely have snow due to the shortage of water steam.
The August 2010 extreme flash flood brought an increase of rainfall in Ladakh over a period of several years. The other small floods had become the cause of landslide in many regional connecting routes. Made from dry mud-bricks which have low water absorption capacity, the traditional buildings have suffered by the increase of annual rainfall that causing the difficulties for preservation.
The reason for this climate change is undetermined, perhaps because the dramatic rise of regional temperature that reverses the airflow but nonetheless, the fact must be tolerated that Ladakh is no longer the driest place on Earth. The abnormal rain occurred at the beginning or the end of monsoon season might lead to the speculation that the Great Himalaya had no longer the barrier of monsoon clouds from the North. And possibly within the next half of century, this scenery could be transformed.
Ngao du trên mái nhà thế giới Ladakh – Ấn Độ một đất nước sở hữu những đặc tính kì dị đầy ngạc nhiên, là nơi dãy Himalaya hùng vĩ phủ đầy tuyết tạo nên một vùng ngoại vi hoàn hảo xung quanh khu vực phương Bắc. Himalaya trong tiếng Phạn có nghĩa là ngôi nhà tuyết và đồng thời là mái nhà của thế giới. Đó là nơi mà sự lộng lẫy của những ngọn núi cao nhất thế giới được nhân đôi trong vẻ đẹp gồ ghề và văn hóa độc đáo của những cộng đồng.
Ladakh nằm trong vùng Trans Himalayan (tên của khu vực có độ dài 1600km thuộc vùng biên giới của cả Trung Quốc và Ấn Độ) và được biết đến với bầu không khí trong lành, bầu trời xanh thẳm và những trải nghiệm khó quên dành cho những ai từng đặt chân đến. Đây là một vùng đất với nhiều mảng kiến tạo địa chất được bao quanh bởi hai dãy núi hùng vĩ nhất, dãy Himalaya vĩ đại và dãy Karakoram, với cảnh quan núi non cằn cỗi, thô sơ, hoang vắng và xa xôi Ladakh đã từng là một trong những khu vực khó có thể tiếp cận và bị ngăn cấm, khi nhắc về nơi này dường như sự mô tả vẻ đẹp thuần khiết của vùng đất ít được nói đến hơn là những con đường cao nhất trên thế giới.
Nơi đây là một sự kết hợp hấp dẫn, giao thoa của các vùng đất cổ xưa, một lịch sử văn hóa phong phú và những ảnh hưởng dân tộc đa dạng thấm nhuần qua nhiều nhà truyền giáo, nhà thám hiểm và thương nhân đã từng đặt chân qua. Toàn bộ miền đất được nhúng trong những đỉnh núi tuyết lấp lánh, vẻ đẹp huyền bí nằm trong những hồ nước trong vắt, những dòng sông tạo bọt, đời sống Phật giáo sống động, cảnh quan, những tu viện cổ, những ngôi làng nhỏ và những rặng đá cao vút càng tăng thêm vẻ hấp dẫn.
Ladakh bao gồm hai huyện: Leh và Kargil, địa hình sa mạc lạnh trải rộng trên diện tích 58.000 km2 với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tạo ra một khu vực cực hiếm mưa và là cao nguyên cao nhất của Ấn Độ, từ khoảng 2.750m tại Kargil đến 7.672, tại Sanger Kangri trong dãy Karakoram, khu vực cư trú của con người là 2.700m đến 4.500m.
Trong phương ngữ Ladakh, nó được gọi là Ladwig và Khachampa là một tên khác miêu tả tuyết và băng giá phủ kín – một trong những đặc tính nhận diện chính. Trong quá khứ đây là vùng đất được tìm kiếm nhiều nhất do vị trí chiến lược đáng thèm muốn và thường được gọi là Kim cương Trung Á trong khi do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Tây Tạng, còn mang tên khác là Little Tibet (Tiểu Tây Tạng).
Lịch sử của Ladakh mang đầy sự thú vị và đa dạng như chính vị trí địa lý của mình. Đối với nhiều quốc gia, Ladakh được sử dụng như một tuyến thương mại giữa Punjab (khu vực biên giới với Pakistan) và các thị trấn Trung Á của Yarkand và Khotan (thuộc tỉnh Tân Cương của Trung Quốc). Các mặt hàng chính bao gồm khăn choàng pashmina, gia vị, nghệ tây, tơ thô, thảm, đá quý và thuốc phiện…tất cả đã là một phần của con đường tơ lụa nổi tiếng xưa kia.
Phần lớn người ta tin rằng những người định cư đầu tiên ở Ladakh là những tộc người sinh sống tại thung lũng Indus và Drass. Dards (tộc người Indo-Aryan xuất hiện trải dài từ phía đông Afghanistan, phía Bắc Pakistan và dải Kashmir) là những người du mục định cư và chăn thả gia súc tại các làng Da Hanu, Darchik và Garkhon của thung lũng Indus. Sau khi Dards đến Monks từ Himachal Pradesh định cư tại Gya (Manali-Leh Route) trước khi di cư đến Rong, Shyok, Sakti, Tangste và Durbarg và cuối cùng là những người Trung Á định cư tại nhiều nơi khác nhau của Ladakh hiện nay và cả Tây Tạng.
Chính sự phức hợp văn hóa từ các chủng tộc khác nhau đã để lại dấu ấn đậm nét và hình thành nên sự pha trộn thú vị trong văn hóa cũng như tôn giáo hiện tại bao gồm Tây Tạng – Phật giáo, Hồi giáo và Kitô giáo. Nhưng vì các rào cản địa lý của nó, Ladakh đã từng tách biệt về mặt đời sống và kinh tế. Chỉ sau năm 1962 khi đường cao tốc nối Srinagar và Leh – (thủ phủ) được xây dựng, sự mở rộng văn hóa và kinh tế mới thực sự bắt đầu, và sau đó vào năm 1974 khi khu vực này mở cửa cho du lịch với những địa danh nổi bật đã thu hút một số lượng lớn du khách. Việc mở cửa của một số khu vực hạn chế trước đây như thung lũng Nubra, mạch Dah-Hanu, hồPangong Tso và khu vực Rupshu vào năm 1994 cũng đã làm cho Ladakh ngày càng dễ tiếp cận hơn.
Biết và được khám phá Ladakh nhưng nhiều người trong số các du khách cũng có thể chưa từng được nghe về thảm họa lũ lụt đã từng xảy ra tại thủ phủ Leh vào tháng 8 năm 2010. Một khối mây khổng lồ mang theo mưa khủng khiếp xảy ra trên Leh và vùng lân cận, vào tối ngày 5 tháng 8 năm 2010, kéo theo một trận lũ cuốn trôi 71 ngôi làng, 255 người chết và hơn hai trăm người mất tích và gây thiệt hại nghiêm trọng cho toàn bộ khu vực.
Nhờ nỗ lực phối hợp của quân đội Ấn Độ, nhiều chính quyền khu vực và tổ chức phi chính phủ, nhân dân Ladakh và chính quyền trung ương Ấn Độ, nhiều người sống sót đã được tái định cư và phục hồi cuộc sống. Lũ lụt đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Ladakh trong năm 2010, đặc biệt tháng 8 là mùa du lịch cao điểm.
Về mặt thực tế, Ladakh được coi là vùng bán sa mạc ở độ cao cao nhất trên thế giới vì nó nằm trong khu vực ngăn gió mùa tiếp cận phía bắc do dãy Himalaya tạo ra. Lượng mưa trung bình hàng năm chỉ là 15 cm. ngay cả trong mùa đông mặc dù nhiệt độ có thể giảm xuống – 30 độ C, tuy nhiên gần như không có tuyết do thiếu hụt hơi nước.
Lũ lụt khủng khiếp tháng 8 năm 2010 xuất hiện kéo theo sau đó là lượng mưa tăng ở Ladakh trong một khoảng thời gian vài năm nay. Các trận lũ nhỏ đã trở thành những sự cố thường xuyên gây sạt lở các tuyến đường liên thông trong khu vực. Các tòa nhà Ladakhi truyền thống được làm từ gạch bùn khô cũng gánh chịu những hậu quả nặng nề do không thể hấp thụ được lưu lượng nước mưa tăng theo hàng năm gây ra những vấn đề khó khăn trong việc bảo tồn.
Lý do cho sự thay đổi khí hậu này vẫn chưa rõ ràng, có thể do nhiệt độ khu vực tăng mạnh làm đảo chiều các luồng không khí nhưng dù sao, một thực tế phải được chấp nhận rằng Ladakh không còn là nơi khô ráo nhất trên thế giới nữa. Những cơn mưa bất thường sẽ xảy ra vào đầu hoặc cuối giai đoạn gió mùa, dẫn đến suy đoán rằng dãy Himalaya vĩ đại sẽ không còn là rào cản đối với tiến trình ngăn cản những cơn gió mang hơi ẩm về phương bắc, và biết đâu đấy trong vòng nửa thế kỷ tới cảnh sắc nơi này lại một lần nữa thay hình đổi dạng.