Những bức hình tĩnh vật kì quái của Kon Michiko không giống với bất cứ nhiếp ảnh gia nào liên quan đến mảng đề tài này. Thoáng nhìn qua chúng xuất hiện như những đồ vật hết sức thông thường, một chiếc bàn chải đánh răng trong cốc nước, một đôi giày cao gót, một chiếc áo khoác kiểu cách. Chỉ khi dựa trên sự xem xét tỉ mỉ hơn mới khiến người xem nhận thấy những bọc trứng cá hồi đã được gài trên bề mặt của chiếc bàn chải và một con cá vàng bơi bên trong chiếc cốc đang ngước nhìn lên trên, rằng bề mặt của chiếc giầy cao gót được tạo tác một cách tỉ mỉ bằng da cá hồi và những vẩy của cá bơn, rằng chiếc áo khoác được làm bằng những mặt cắt của những búp măng tre cùng một vài bộ phận của con cá, trong khi chiếc đầu thì đang ẩn nấp bên trong lớp áo choàng. Những tác phẩm của Kon vừa mang lai cái đẹp có sức cám dỗ nhưng cũng đồng thời tạo nên những băn khoăn xáo trộn một cách rõ nét.

1985, © Kon Michiko
1985, © Kon Michiko
1987, © Kon Michiko
1987, © Kon Michiko
2013, © Kon Michiko
2013, © Kon Michiko

Michiko đã học vẽ và kĩ thuật in tại trường nghệ thuật và sau đó chuyển sang nhiếp ảnh vào những năm cuối thập kỉ 70, thời điểm đó cũng là lúc bà bắt đầu thực hiện những tác phẩm cắt dán của mình. Dành thời gian 2 năm tại Học viện nhiếp ảnh Tokyo và tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên tại Shinjuku Nikon Salon năm 1985. Bà nhanh chóng được giới đánh giá nghệ thuật thế giới ghi nhận như một trong những nhiếp ảnh gia cách tân nhất đang làm việc tại Nhật Bản, được vinh dự nhận giải thưởng cao quý Kimura Ihee năm 1991. Triển lãm đầu tiên của Michiko tại Mỹ – 1992 tổ chức tại List Visual Art – MIT. Tác phẩm của bà nằm trong bộ sưu tập triển lãm History of Japanese Photography thuộc bảo tàng Museum of Fine Arts, Houston – 2003. Từ 1990, Kon liên tiếp có những buổi trưng bày tại Photo Gallery International ở thành phố Tokyo. Mới đây nhất năm 2014 đánh dấu sự quay trở lại sau mười năm của Kon bằng một series mới ghi nhận một dấu ấn đổi thay trong sự nghiệp của bà.

1979, © Kon Michiko
1979, © Kon Michiko

Những bức ảnh nổi bật thời kỳ đầu sáng tác từ thập niên 70, đưa ra cách thức sáng tác chủ đạo trong những tác phẩm sau này của bà từ 1980 đến giai đoạn những năm 90. Ở bức Bắp cải và cái giường – 1979, sắp đặt 30 chiếc bắp cải, một vài cái sẫm màu, một vài cái sáng nằm rải rác trên một chiếc giường. Những phần đầu được đánh sáng khiến chúng trông giống với những nhúm vải nhăn nheo được vo tròn thành từng khối, và người xem xa hơn bị thu hút điểm nhìn bởi ấn tượng chiếc gối được tạo hình như một chiếc lá.

Trong suốt những thập niên 80 và 90, Kon đã bắt đầu chụp những sự vật, phần lớn là những thứ thân thuộc với cuộc sống hàng ngày như cá, rau, các loại thực phẩm khác, hoa và côn trùng. Những vật phẩm này nắm giữ và đóng vai trò tiếp nối tạo nên một vẻ đẹp khác thường trong những tác phẩm của Kon:

“Có biển và những ngọn núi trong thi trấn nơi tôi sống từ lúc sinh ra. Chúng tôi có những con cá và rau củ tươi ngon ở đó. Khi nhìn chúng hoặc chế biến những món ăn từ chúng, một nhận thực hơn cả chỉ là những thứ thực phẩm thông thường, tôi cảm nhận thấy vẻ thanh nhã và đẹp đẽ trong những hình thái đó, sự trần tục của những thứ nguyên thể cũng như tính chất chóng tàn lụi của chúng. Tôi kết hợp những thứ thực phẩm với những đồ trang trí, quần áo, giầy dep hoặc những vật ưa thích khác của bản thân. Tôi đã học vẽ và kỹ thuật in ấn, tuy vậy để diễn đạt được một thế giới siêu thực việc lựa chọn nhiếp ảnh là cần thiết để đưa bản thân đi xa hơn những vui thích kỹ thuật tỉ mỉ của vẽ trên giấy. Tôi làm những ghi chú về nhũng vật mình chú ý hàng ngày và nối tiếp thực hiện những bản vẽ phác thác về những hình dạng của chúng trong trí tưởng tượng của bản thân. Sau đó tôi tập hợp những chất liệu và tiến hành ghép nối những đồ vật và rồi chụp ảnh chúng.”

1989, © Kon Michiko
1989, © Kon Michiko
1989, © Kon Michiko
1989, © Kon Michiko

Điều thú vi là nhiều những đồ vật được sử dụng sáng tạo và chụp bởi Kon trong suốt giai đoạn này đã biến chúng trở thành những vật phẩm xa xỉ ưa thích bởi giới nhà giàu ở Nhật trong thời kỳ đỉnh cao của kinh tế bong bóng như những đôi giầy cao gót phủ da cá và những chiếc giầy đế mềm bọc da mực, những chiếc mũ phớt điểm duyên bằng vẩy và trái dưa tây, ngay cả cho đến tận ngày nay vẫn được bán với giá trên trời trong những cửa hàng thời thượng đường phố Tokyo. Bằng việc sáng tạo dựa trên những chất liệu thực phẩm thông thường trong đời sống hàng ngày của cư dân thành phố này, dường như Kon đã muốn đưa ra một thông điệp về văn hóa tiêu dùng của chốn thành thị hiện đại.

Tuy nhiên trong một lần đối thoại, Michiko đã diễn giải về sự hạn chế trong cách giải nghĩa này.

“Tôi đã không biết rằng những tác phẩm của mình được giải thích bằng cách suy nghĩ như vậy. Các tác phẩm sẽ được suy diễn tùy theo mỗi cá nhân, bởi tôi không thể nói việc diễn giải như vậy là đúng hoặc như thế khác là sai. Tôi nghĩ nó cũng có một phần đúng đắn, nhưng nửa còn lại không làm cá nhân tôi thỏa mãn. Bất cứ khi nào đi đến khu chợ Tsukiji ở Tokyo và nhìn thấy số lượng cá khổng lồ ở đây, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi sức tiêu thụ những sinh vật biển của cư dân thành phố này. Tuy nhiên tôi cũng tìm thấy những ý nghĩa khác trong công việc của mình, những cảm giác tội lỗi khi mà con người đang sống dựa trên những nhu cầu cần thiết để tồn tại ngay cả nếu họ không tự làm vậy với chính bản thân mình, thì đấy cũng chính là những thứ tôi tự nhận thấy bằng cách mang chúng quay lại với cuộc sống trong một hình thái khác bằng việc kết hợp tạo nên các đối tượng và chụp ảnh. Tôi hiểu rằng có rất nhiều cách khác nhau để giải thích ngữ nghĩa cho công việc này nhưng động lực trên hết của cá nhân là tạo nên những hình thái đầy quyến rũ của những sự vật tôi đang nắm giữ vượt qua giới hạn cái đẹp thông thường đang tồn tại.”

1994, © Kon Michiko
1994, © Kon Michiko

Tác phẩm nổi bật khác nữa của Kon trong giai đoạn 90s, những chiếc mồm của loài cá Scorpion mở rộng, những vật nhỏ được cắt ghép đặt trong những cái hố đen tưởng chừng sâu hoắm, chiếc kim tiêm mọc lên từ bông hoa, đôi mắt mở to, một bông hoa phong lan mục ruỗng…. Trong mỗi tác phẩm của mình Kon đều vẽ ra một thế giới tưởng tượng đầy ám ảnh tạo nên sự căng thăng giữa thực tế và hình dung, vận dụng phảng phất những nhận thức cá nhân trong cách quan sát của Kon.

Sau giai đoạn này, Michiko đã dừng chụp ảnh 10 năm để chăm sóc người mẹ già của mình, một quyết định mà bà cho rằng không bao giờ thấy hối tiếc.

“Vào lúc năm tuổi, tôi đã biết rằng con người ai cũng sẽ chết. Nhớ rõ rằng tôi đã nói với mẹ khi bà đang chuẩn bị bữa tối trong bếp rằng: con sẽ chết nếu mẹ chết. Bà chỉ mỉm cười với tôi nhưng quả thưc đó là sự sợ hãi lớn nhất của một cô bé khi nghĩ tới thân thể của những người mình yêu quý sẽ biến mất một ngày nào đó khỏi quả đất, ngay cả khi nếu thiên đàng có tồn tại. Tôi không biết tại sao nhưng bản thân đã có những cảm giác mãnh liệt về sự sống và cái chết ngay từ khi còn niên thiếu. Tôi đã dần quên lãng chúng khi trở thành người lớn nhưng sự sợ hãi đấy vẫn tồn tại đâu đó trong tim như một điểm đen không thể chạm tới. Tới lúc tôi nhìn thấy mẹ mình già đi, trở nên u buồn và xuống dốc từ từ với chứng mất trí nhớ, tôi đã muốn tự giải thoát. Tuy nhiên thay vào đó, cố gắng sử dụng toàn bộ thời gian của mình để chăm sóc bà như chính những gì bà mang tới cho tôi để dành sự tự do, toàn bộ thời gian và tâm trí thực hiện công việc nghệ thuật. Một vài người đã nói về quãng thời gian 10 năm không hoạt động này nhưng dường như nó không phải là một quãng thời gian dài cho cá nhân. Tôi đã không cảm thấy bất cứ buồn phiền nào khi không chụp ảnh”

2013, © Kon Michiko
2013, © Kon Michiko
2013, © Kon Michiko
2013, © Kon Michiko

Qua khoảng 2 năm trước, Kon đã quay trở lại công việc sáng tạo. Nhiều trong những tác phẩm của bà sử dụng những đồ cổ, búp bê và những thứ mang hơi hướng Nhật Bản, những thứ mà không thường thấy xuất hiện trong giai đầu của quá trình sáng tác trước đây như những tấm ảnh của thành viên gia đình và cả chú chó nuôi của mình. Như một phần của quá khứ, những bức ảnh của bà tạo nên những cảm nhận về sự sống và cái chết. Sự thích thú mới của bà trong đồ vật truyền thống được thể hiện rõ nét nhất ở tác phẩm Halfbeak Kabuto. Thế kỷ 16 và đầu 17, những chiến binh Samurai sẽ trang hoàng những mũ giáp chiến trận bằng những vật dụng khác nhau tạo nên những biểu tượng tượng trưng cho sự bảo vệ hoặc nhằm đe dọa đối thủ của họ. Dựa trên ý tưởng đó, Kon đã sắp đặt một tập hợp đầu cá và một con tôm hùm tại đỉnh của chiếc mũ (kabuto) và một chiếc quạt xòe bởi loài cá biển thân dài.

Mặc dầu Kon tiếp tục tạo nên những ý tưởng cho việc chụp hình của mình gắn liền với những chất liệu cũ và mới như trong những series thực hiện thời kỳ đầu nhưng dường như bà lại đang tạo được cho chúng những hình thưc mới:

“Cơ bản, tôi không tin rằng chất liệu tôi sử dụng sẽ được thay đổi, và tôi nghĩ không có nhiều sự khác biệt giữa những tác phẩm cũ và mới. Từ khi bố mẹ không còn nữa, tôi cảm thấy sự tự do, như được giải phóng, như những điều đau khổ đã biến mất. Cũng như, tôi có thể suy nghĩ về công việc của mình thêm phần thú vị hơn so với trước đây. Tôi cảm thấy thời gian như đang sải bước cùng với mình”. Trong phần viết mô tả cho triển lãm mới nhất của bà “Từ khi còn là một đứa trẻ những từ ngữ như god, flesh, life, death, và time tạo nên cho tôi vẻ đẹp, sự sỡ hãi và những điều thần bí” và “xuyên suốt qua tác phẩm của mình tôi có khả năng tìm thấy ý nghĩa của bản thân bởi chính những từ ngữ như vậy” .

Sự tượng tượng của Kon vẫn mang tới những vẻ quyến rũ đầy lạ thường và sức mạnh ám ảnh. Bà vẫn tiếp tục khả năng làm say đắm người xem thông qua những bức ảnh của mình.

2013, © Kon Michiko
2013, © Kon Michiko
2013, © Kon Michiko
2013, © Kon Michiko

Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn.