Một nữ nhiếp ảnh gia cộng tác với The New Yorker, Mary đã đạt được sự ghi nhận trên toàn thế giới với việc xuất bản cuốn sách Falkland Road: Gái điếm ở Bombay từ năm 1981. Từ đó bà đã xuất bản số lượng lớn những sách ảnh chuyên đề bao gồm Streetwise, Twins, Indian Circus và Exposure đồng thời nhận được vố số những giải thưởng lớn như Cornell Capa…Ghi dấu ấn trong lãnh vực nhiếp ảnh tư liệu, những hình ảnh của Mary phản chiếu sâu đậm tính nhân văn và thường trực miêu tả những con người bên rìa xã hội. Dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa Mary và Annie Celine Jaeger trong cuốn sách được xuất bản tựa đề Image takers Image makers.
Khi nào bà bắt đầu thích thú với nhiếp ảnh?
Khi còn là một đứa nhóc ở độ tuổi thiếu niên tôi đã luôn chụp hình những người bạn mình như một thú vui. Tôi đã bắt đầu học vẽ và lịch sử nghệ thuật tại Đại Học Pennsylvania và khi tốt nghiệp thì nhận được một học bổng tại trường Annenberg dành cho truyền thông. Thời gian đó ngôi trường còn hơn là một trường học nghệ thuật đơn thuần. Họ dạy cả về nhiếp ảnh và làm phim. Tôi đã thích thú với nhiềp ảnh từ khoảnh khắc lần đầu tiên được cầm chiếc máy ảnh chuyên nghiệp trên tay và sau đó nhận ra rằng đó là sự khởi đầu của cuộc đời cống hiến cho nhiếp ảnh. Khi tốt nghiệp tôi lại có được học bổng của Fulbright để theo học nhiếp ảnh ở Thổ Nhĩ Kỳ, tôi đã ở nhiều tháng chỉ để chụp hình và sau đó đi lên New York với những hình ảnh mình có đươc trong hồ sơ cá nhân.
Thế giới của những tạp chí nhiếp ảnh tư liệu thời đó rất khác với bây giờ. Vào những năm 1960 các tạp chí sẽ tạo cho bạn những cơ hội để thực hiện những dự án cá nhân. Các tạp chí thời đó ưa thích nhiếp ảnh tư liệu và khả năng tạo điều kiện là không giới hạn. Đáng tiếc rằng kiều ý tưởng không còn tồn tại thêm nữa. Thế giới bây giờ thương mại hóa nhiều hơn. Tôi tự xem mình là rất may mắn vì có được những cơ hội mà các tờ tạp chí đã tạo điều kiện cho vào lúc ấy. Lấy ví dụ vào cuối những năm thập niên 1970. Tôi đã thực hiện một series hình ảnh về gái bán hoa ở Bombay cho tạp chí Stern và Geo, tôi đã ở ba tháng tại Ấn Độ để thực hiện công việc này và được các tạp chí chi trả toàn bộ chi phí. Sau này các hình ảnh đã làm thành một cuổn sách với tựa đề là Falkland Road. Nó giống như một phần thưởng khó tin dành cho công việc của mình.
Bà đã phát triển cách quan sát của riêng mình như thế nào?
Tôi không nghĩ bạn có thể phát triển hoặc học 1 cách quan sát hay 1 điểm nhìn mấu chốt. Cái cách mà bạn quan sát nói lên bạn là ai, bạn nghĩ như thế nào và bạn tạo ra những hình ảnh như thế nào. Nó là một vài thứ bên trong bạn là cách bạn nhìn thế giới. Lấy ví dụ, xem những tác phẩm của những nhiếp ảnh gia xuất chúng như Robert Frank, Irving Penn, Andre Kertesz, Helen Levitt và Henri Cartier Bresson. Rất dễ dàng để ghi nhận vì những hình ảnh đó phản chiếu tầm nhìn bên trong mỗi cá nhân. Tìm cách để biểu họa nội tâm mặt khác chính là những thứ giúp bạn học và nâng cao rất nhiều trải qua một quãng thời gian.
Bà có biết chính xác những gì bà muốn nói trước khi chụp một tấm hình?
Tôi không thích nghĩ quá nhiều về những gì tôi sẽ nói qua những tấm hình của mình. Tôi thích được ngạc nhiên và nhìn ngắm những gì mà nhân vật mình chụp sẽ mang lại. Ngay cả trong studio khi mà tất cả những gì bạn có chỉ là những phông nền trắng, xám hoặc đen, vẫn có những thứ thi thoảng làm bạn ngạc nhiên. Tôi thích thú khi cho phép sự không mong muốn trong công việc của mình vì rằng có thể đôi lúc nó lại tạo nên những hình ảnh tốt hơn cả. Ví dụ như vào đầu những năm 1990 tôi thực hiện một loạt ảnh cho tạp chí Life ở một ngôi trường ở Bắc Carolina về những vấn đề của trẻ em. Một ngày tôi đi theo một em gái tên là Amanda về nhà trên xe bus của trường. Đây là một cô nhóc học sinh cá biệt nhất-8 tuổi. Khi xe bus gần về đến nhà của Amanda, nó đỗ ở bìa rừng, tôi theo sau cô bé và thấy cô bé trốn sâu vào trong rừng để hút thuốc, tôi đã nói: “Cô hứa sẽ không nói với mẹ cháu vậy hãy để cô chụp cho cháu một bức hình” cô bé đáp lại :“mẹ tôi đã biết tôi hút lâu rồi đồ ngốc”. Ngày hôm sau tôi quay trở lại ngôi nhà và biết rằng Amanda hoàn toàn kiểm soát mẹ cô ấy và luôn yêu cầu bà mua thuốc lá khi bà mẹ có việc đi ra ngoài. Amanda rất thích được chụp ảnh. Cô bé trang điểm rất đậm và đeo những bộ móng tay giả. Khi kêt thúc việc chụp hình tôi đóng gói đồ đạc những vẫn đeo chiếc máy Leica trên cổ, tôi quay lại sân sau để chào tạm biệt và ở đó Amanda đang đứng trong bể bơi dành cho trẻ em và phì phèo hút thuốc. Hai khuôn hình trong một bức ảnh, đó là bức hình tốt nhất tôi có trong toàn bộ dự án của mình.
Sự kiên nhẫn quan trọng như thế nào đối với bà?
Bạn phải kiên nhẫn và đợi đến đúng lúc. Bạn phải cố gắng và hiểu làm sao để khắc họa tốt nhất nhận vật của mình hay những chủ thể. Có quá nhiều những bức hình trong tạp chí chúng ta xem ngày nay, đặc biệt là những tấm ảnh chân dung, đó chẳng phải là về các nhân vật mà về chính các nhiếp ảnh gia và những ý tưởng thông minh mà anh hoặc cô ấy có. Những tấm hình giống như quá dễ dàng vì chúng không có nội dung chúng chỉ là bề mặt. Thêm nữa giờ đây bạn có thể thao tác nhanh chóng với PS, nó trở thành một thứ chung chuyển khác. Phần lớn các tạp chí có ảnh chân dung, không xác định rõ ràng về sự chân thực nhưng tôi thực sự quan tâm tới tính chân thực. Tôi muốn những bức hình của mình không chỉ thể hiện tính thực tế nhưng đồng thời cũng khắc họa căn nguyên của vấn đề. Tư duy theo cách đó tôi buộc phải biết kiễn nhẫn. Tôi ưa thích chụp những tấm chân dung tại vùng họ sinh sống đặc biệt là chính trong những căn nhà của nhân vật. Khi bạn đến nhà một ai đó có những điều ẩn dấu xác định về con người thực của nhân vật và bạn học cách để tỉm hiểu. Mọi người cảm thấy thoải mái hơn trong chính không gian của mình. Phần lớn những ý tưởng mà những nhân vật tự có được thông qua việc miêu tả chân dung sẽ đáng giá hơn 1000 lần ý tưởng của các nhiếp ảnh gia có thể có. Lấy ví dụ khi tôi thực hiện cuốn sách của mình mang tên Indian Circus, tôi đang chụp một người huấn luyện thú, ông ý là người có cái tôi rất lớn. Vừa là người chỉ đạo biểu diễn vừa là người huấn luyện. Trong suốt quá trình chụp hình, ông ý cầm chiếc vòi của con voi đáng yêu Shyama và cuốn nó quay cổ mình giống như một chiệc vòng cổ và tất nhiên đó là một bức hình tuyệt vời. Tôi sẽ không bao giờ có được một ý tưởng khác thông minh hơn.
Bà làm thế nào để chiếm được lòng tin của mọi người?
bạn phải là chính bạn và bạn phải hiểu và thực sự thích thú với nhân vật của mình. Mọi người có thể cảm nhận thấy nếu bạn giả vờ. Quan trọng nhất bạn phải là người ra lệnh cho tình huống. Ngay nếu như bạn đang chụp hình cho một người nổi tiếng bạn phải kiểm soát. Nhân vật phải cảm nhận được sự tự tin của bạn.
Ý nghĩ gì xuyên suốt tâm trí của bạn khi thực hiện một khung hình?
Khi thực hiện một khung hình ảnh tôi luôn nghĩ về cách làm như thế nào để tôi có một kết quả tốt nhất. Tôi có thể làm như thế nào có được một bức hình mạnh mẽ nhất. Tôi nghĩ về những yếu tố tôi cần có trong khuôn hình và những yếu tố cần loại bỏ. Đôi lúc những bức hình đạt được vì đã loại bỏ, đôi lúc nó không như ý vì những gì cần thiết lại không có trong nó. Tôi cũng nghĩ về toàn bộ những yếu tố kỹ thuật trong hình ảnh như phông nền, ánh sáng và tất nhiên thái độ của nhân vật khi chụp.
Bà có nhắm tới việc tạo nên một thay đổi trong cảm xúc của người xem?
Tôi không trông mong thay đổi thế giới với những bức hình của mình. Tôi chỉ muốn làm nên những bức ảnh chứa đựng nội dung bên trong nó. Tôi tin rằng mọi người thực sự thích xem những bức hình chứa đựng nội dung hàm ý trong những cuốn tạp chí. Chúng ta không nhìn thấy nhiều những tấm hình như vậy ngày nay. Hy vọng của tôi là chụp những bức ảnh cái mà có thể thay đổi được một nhóm nhỏ. Tôi không biết nếu một bức ảnh có thể làm nên một thay đổi đến với một xã hội hay không? Nếu có, tôi nghĩ chỉ có một vài bức ảnh đến giờ này đã tạo nên được những chấn động trong xã hội, lấy ví dụ như bức hình của Nick Ut về ém bé VN bị bỏng đang chạy trên đường ở Tràng Bảng hay bức hình về chiến tranh nổi tiếng của Lary Burrows về một binh sĩ bị thương đang được mang trên chiếc cáng trong khoảnh khắc hỗn loạn nhất của cuộc chiến. Những hình ảnh về chiến tranh đó đã làm nên một thay đổi và có lẽ chúng đã giúp phần nào thúc đẩy sự kết thúc cuộc chiến tranh ở VN.
Bà làm sao đảm bảo rằng sẽ đưa ra những điều mới mẻ hay khác biệt khi thực hiện những dự án ảnh với những chủ đề quen thuộc ví như nạn hạn hán ở Châu Phi?
Như một nhiếp ảnh tư liệu bạn phải nhận thức về những hình ảnh ngày cảng trở nên quen thuộc. Bạn phải cố gằng nhìn những sự việc một cách mới mẻ bằng chính cái riêng của mình. Tôi đã được giao cho thực hiện một hồ sơ hình ảnh về sự đói nghèo ở các vùng nông thôn nước Mỹ cho tạp chí Fortune. Nó thực sự rất khó để chụp về sự đói nghèo theo một cách mới mà trước nay chưa ai thấy. Như một phần của dự án tôi đã chụp một gia đình ở vùng nông thôn Tennessee. Một trong những điều dị thường về gia đình đó là tất cả những đứa trẻ (từ sáu tháng đến 15 tuổi đều mút ngón tay. Tôi đã cảm thấy điều này quan trọng vì nó thể hiện những gì thiếu thốn trong cả mặt kinh tế lẫn tình cảm. Tôi đã đợi khoảnh khắc đó khi tất cả chúng đều chung trong một khuôn hình của hành động. Nó đã là một khoảnh khắc khó để nắm bắt vì những đứa trẻ lớn tuổi đã cảm thấy ngượng, chúng thường lảng ra xa và giấu tôi điều đó. Nhưng cuối cùng nó cũng đã xuất hiện và tôi đã có bức hình mình mong muốn.
Bà đã từng bao giờ cảm thấy chút gì đó tội lỗi khi thực hiện khai thác nhân vật của mình, ví dụ như khi bà chụp bức ảnh về cô gái bị tràn dịch não?
Tôi không cảm thấy bất cứ điều gì đáng khiển trách khi chụp bức hình này. Nó là một hình ảnh có sức mạnh được chụp ở 1 bệnh viện ở Turin. Tôi đã được sự đồng thuận của gia đình đứa trẻ, gia đình cô bé muốn có một bức ảnh về cô con con gái dị tật của họ bên người em gái. Thông thường người xem cảm thấy ngượng ngịu và không thoải mái khi nhìn vào những hình ảnh dị thường, nhưng nó vẫn là sự ghi nhận quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt cho những người nghèo, người không bình thường và khuyết tật. Họ cũng có quyền được quan sát và lắng nghe.
Bà có nghĩ rằng ảnh tư liệu là cách nhìn khách quan?
Tất cả các bức ảnh tư liệu là sự chủ quan. Nhưng những người chụp ảnh xuất sắc họ đặc biệt ở cái cách họ nhìn thế giới ra sao. Bên trong họ có một tầm nhìn khác biệt.
Những gì bà thích thú nhất về nhiếp ảnh?
Mỗi liên hệ cá nhân tôi có với những người tôi đã chụp và những có hội giúp tôi có thể chụp được những bức ảnh tuyệt vời. Đấy là những nguyên nhân thúc đẩy tôi trở thành một nhiếp ảnh gia trong nhiều năm liền và đến tận bây giờ tôi vẫn cảm nhận công việc mình làm theo cách đó.
Bà có được nguồn cảm hứng cho công việc từ đâu?
Tôi lấy cám hứng từ việc nhìn ngắm những tác phẩm tuyệt vời từ tranh, ảnh và đặc biệt là trong những bộ phim.
Bà có cảm thấy quan trọng đối với sự thành thạo kỹ thuật trong nhiếp ảnh?
Tôi nghĩ điều đó rât quan trọng, nó giúp cho hình ảnh của bạn mạnh mẽ hơn nếu kết hợp 1 nội dung tốt với kỹ thuật xuất sắc. Kỹ thuật hoàn hảo có thể làm nên một bức ảnh hoàn hảo thậm chí là có sức mạnh hơn nữa.
Bà có làm việc bằng kỹ thuật số?
Toàn bộ thư viện hình ảnh của tôi là những ghi nhận bằng kỹ thuật số. Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã mang tới những điều đặc biệt hữu ích cho nhiếp ảnh báo chí, đặc biệt là những nhiếp ảnh gia tin tức hàng ngày cần gửi những hình ảnh ngay tức thì, nó cũng mang lại ích lợi cho thị trường thương mại nơi mà thời gian xử lí công viêc luôn là vấn đề và khách hàng có thể xem ngay các tác phẩm. Tôi vẫn chụp bằng phim, tôi nghĩ nó có những điều đặc biệt mà tôi không sẵn lòng tử bỏ. Phim Tri-X luôn là ưa thích của tôi. Tôi khuyến khích sinh viên của mình học về kỹ thuật số và cả phim vì điều đó thực sự quan trọng cho sự nghiệp sau này.
Bà ưa thích ảnh màu hay BW?
Tôi thiên theo BW hơn và cảm thấy ảnh màu khó hơn. Tôi nghĩ màu sắc cần những kỹ thuật phức tạp hơn, bạn có những yếu tố phải giải quyết với màu sắc nó ảnh hưởng đến kỹ thuật và cả cách sắp xếp tác phẩm sau này. Những dự án tôi lựa chọn dịch chuyển tốt hơn với phim bw. Lẫy ví dụ như, tôi không thể hình dung những bức ảnh được chụp trong dự án Missions of Charity in Calculta bằng phim màu. Tính thực tế của màu sắc sẽ làm cho vẫn đề chính trở nên khó giải quyết hơn. Sự trừu tượng của BW đã giúp nhấn mạnh đến tinh thần của bản thể. Những bức ảnh của tôi về những cặp đôi được chụp bằng polaroid 20×24, tôi đã chọn polaroid đen trắng vi tôi thích chất lượng của chúng khác biệt rõ ràng về sắc điệu so với film màu.
Bà có khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc cá nhân và những việc dành cho biên tập không?
Có khó khăn giữa công việc cá nhân và những dự án được giao. Tuy nhiên chúng đều là những thứ phải xuất phát từ trái tim và tâm hồn của bạn. Những dự án được giao luôn tràn ngập những yêu cầu cuả khách hàng. Tôi luôn có được sự ủy thác lớn với mọi thứ tôi thực hiện. Khi tôi nhận một công việc từ tạp chí tôi cố gằng hết khả năng của mình như đang thực hiện một dự án cá nhân vậy, tôi cảm thấy mình phải hoàn toàn có trách nhiệm với ban biên tập và những giám đốc nghệ thuật tôi đang làm việc cùng. Tôi luôn muốn làm vừa ý cả họ và bản thân mình.
Hôi trước, những công việc cá nhân của tôi thường là trùng lặp luôn với những dự án được giao. Ví dụ như Mother Teresa’s Missions of Charity in Calcutta, Streetwise và Falkland Road đều là những công việc tạp chí giao, cái mà sau này trở thành những cuốn sách và một phần dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp của tôi. Chúng là những câu chuyện về những con người thông thường, những con người không tiếng tăm.
Những tạp chí ngày nay khác nhiều so với thời của tôi bắt đầu chụp hình vào đầu những năm 1960. Tạp chí bây giờ thương mại hóa và thường bị chi phối bởi quảng cáo. Chúng là nơi ưa thích cho giới phù hoa và thời trang. Khi có một câu chuyện thú vị về ai đó không tiếng tăm, phần lớn các tạp chí đều muốn những bức chân dung đơn lẻ hơn là mở rộng nó thành một câu chuyện mang tính nghiên cứu. Tôi hy vọng điều này sẽ thay đổi trong tương lai…..