Trung quốc đổi thay dưới cái nhìn tĩnh lặng của Yan Ming
Yan Ming, nhiếp ảnh gia người Trung Quốc, sinh ra ở Dingyuan, tỉnh An Huy vào những năm 1970. Yan theo học chuyên ngành ngôn ngữ và văn học Trung Quốc tại trường đại học. Sau khi tốt nghiệp, Yan từng làm giáo viên trung học, nhạc sĩ nhạc rock, biên tập viên tạp chí, người quảng cáo tại một công ty thu âm và phóng viên ảnh thời sự. Yan từ chức năm 2010 và hoàn toàn cống hiến cho công việc nhiếp ảnh gia tự do. Yan hiện sống ở Quảng Châu, Trung Quốc. Dưới đây là bài phòng vấn ngắn nhưng khá xúc tích và thẳng thắn được đăng trên Trans Asia Photography Review được thực hiện bởi Yuhui Liao Fan (YLF).
Q: Nhiếp ảnh có ý nghĩa gì với ông?
Nhiếp ảnh là cách tôi trải nghiệm cuộc sống
Q: Ông có thể giới thiệu tiểu sử của mình không?
Sinh ra ở Bengbu, tỉnh Anhui, hiện đang sống ở Quảng Châu. Tôi đã làm việc trong lĩnh vực âm nhạc trong mười năm sau khi tốt nghiệp đại học. Sau đó, tôi làm cho tờ Southern Metropolis Daily từ năm 2001 đến năm 2007 và tờ The Southern Daily từ năm 2007 đến 2010. Bây giờ thì tôi là nhiếp ảnh tự do.
Q: Ông có thể miêu tả công việc của mình không? định nghĩa nhiếp ảnh của ông như thế nào?
Công việc của tôi là một trải nghiệm, ở đó tôi không bị kiểm soát, không bị giới hạn và không tự giam bản thân mình trong những hạn chế. Miễn là tôi có thể chụp được, có thể đi đến bất cứ nơi đâu trên đất nước Trung Quốc. Tôi bằng lòng là một người lao động và được chụp những thế giới nơi mà bản thân dành tình cảm chân thành với con người và thiên nhiên. Tôi muốn dõi theo kỷ nguyên của những đổi thay một cách thật điềm tĩnh với con mắt đương thời.
Bản thân hy vọng rằng mình có thể duy trì sự chân thành, làm việc với lòng trung thực và sự trong sáng. Trong khi những người khác e ngại rằng tác phẩm của họ không theo khuynh hướng của phương Tây, tôi lại lo lắng rằng tác phẩm của mình không mang khuynh hướng Trung Quốc hay một tác phẩm nghệ thuật. Tự nhiên, lịch sử, văn hóa độc nhất của đất nước này với tinh thần bảo tồn những gì đang được thừa hưởng từ thế hệ trước đã thành hình nên phong cách nhiếp ảnh của bản thân. Nó đã dẫn tôi tới cảm nhận được những đổi thay và những gì không phải vậy.
Q: Ông có thể nói một chút về kỹ thuật của mình không?
Tôi đang dùng một chiếc máy Rolleiflex mở 2.8 và chụp bằng phim đen trắng. Thông thường sẽ tự phóng ảnh trong buồng tối và không làm bất kỳ thao tác chỉnh sửa nào trong quá trình thực hiện.
Q: Có phải những khía cạnh kỹ thuật ông đề cập đến là quan trọng hay những yếu tố nào mang đến kết quả tốt nhất?
Hình ảnh bản thân nó và những thông tin truyền đạt bên cạnh đều quan trọng.
Q: Ông có nghĩ rằng nhiếp ảnh đương đại Trung Quốc khác biệt với phương Tây không? Nếu có, những điểm khác biệt là gì và ông giải nghĩa như thế nào về những điều đó? Ông có nghĩ rằng chúng ta có thể nói về một hơi hướng nhiếp ảnh Trung Quốc mang tính toàn cầu hóa không?
Khuynh hướng thẩm mỹ của người Trung Quốc là khác biệt với những người phương Tây, nó dẫn đến những sự lựa chọn và giới thiệu về những hình ảnh phong cảnh và chủ đề khác với khi so sánh với những nhiếp ảnh gia phương Tây.
Q: Nhiếp ảnh Trung Quốc được tiến triển qua nhiều năm như thế nào? Ông miêu tả ra sao về tiến trình hiện nay của nhiếp ảnh ở Trung Quốc.
Cảm nhận về sự tĩnh tại, chủ thể và khoảng cách được củng cố thêm nhiều trong nhiếp ảnh đương đại Trung Quốc. Một vài tác phẩm đã tách rời dần dần khỏi sự điều khiển của hệ thống và tư tương cái mà đã định hình trong một quãng thời gian dài. Chúng ta phải thừa nhận rằng đó là một dịch chuyển hướng đến khuynh hướng toàn cầu.
Q: Ông thích và không thích gì ở nhiếp ảnh đương đại Trung Quốc?
Tôi thích những yếu tố cổ điển, sự trầm lặng và chủ nghĩa lãng mạn trong nhiếp ảnh đương thời. Tôi không thích những tác phẩm nhắm tới thuyết giảng một cách máy móc, những tác phẩm đơn thuẩn cố ý khuấy động cảm xúc của người xem và những tác phẩm mang tính báo cáo về hệ thống và dịch vụ.
Q: Ông có ước muốn hoặc một giấc mơ nhiếp ảnh nào cho bản thân mình cũng như cho nhiếp ảnh đương đại Trung Quốc?
Tôi thích có khả năng kiếm sống bằng nhiếp ảnh và không phải tìm môt công việc nào khác.
Q: Ông có nghĩ sống trong một thành phố lớn là quan trọng không?
Vị trí địa lý không phải là tất cả. Ở Trung Quốc, vấn đề là ở đâu bạn cũng có thể tìm thấy thứ cần chụp. Sự cho phép về thời gian và điều kiện kinh tế là điều tiên quyết. Lấy ví dụ, trong việc sắp xếp để duy trì và gặp gỡ, một vài nhiếp ảnh gia không thể có thậm chí 15 ngày hoặc đến một năm để thực hiện công việc của chính mình. Bởi vậy anh hoặc cô ấy chỉ có thể là một người nghiệp dư. Chỉ sau khi những nhiếp ảnh gia Trung Quốc có thể có những điều kiện kinh tế cơ bản và thời gian đủ để thực hiện việc sáng tạo thẩm mỹ, điều này rất có cần thiết để thảo luận về môi trường và tương lai của nhiếp ảnh Trung Quốc.
Q: Ông có nghĩ việc có một website và một blog là quan trọng không? Nó có cần phải có và được dịch thành những ngôn ngữ khác khau? Và Internet đóng vai trò như thế nào trong việc mở rộng nhiếp ảnh đương đại?
Trong việc giới thiệu các tác phẩm một cách liên tục, blog và trang web cá nhân là rất quan trọng…Mặt khác nó còn có thể được lan truyền qua các phương tiện truyền thông một cách không thể tưởng tượng được.
Q: Ông diễn tả như thế nào về quang cảnh nhiếp ảnh và nghệ thuật ở Trung Quốc? Thường có những cuộc triển lãm, festivals, sự kiện..không? Và cả về nhiếp ảnh thương mại nữa?
Tôi chỉ biết rằng những phòng trưng bày ở Trung Quốc có chất lượng thực sự thấp. Họ không thể cung cấp nhiều sự giúp đỡ, kêu gọi vốn, hỗ trợ và đẩy mạnh cho các nhiếp ảnh gia Trung Quốc. Họ đóng góp rất ít cho nghệ thuật nhưng đòi hỏi nhiều thứ khác.
Q: Những nguồn tham khảo về nhiếp ảnh đương đại Trung Quốc của ông là gì?
Tôi thích đi gặp gỡ, không thích xem sách.