Sách ảnh hay Until Death Do Us Part của Thomas Sauvin: Nhà sưu tập, giám tuyển nhiếp ảnh người Pháp sống và làm việc tại Trung Quốc.

sách ảnh
Photo Beijing Silvermine ☆ 北京银矿

Trong quãng thời gian cư trú tại đây, Thomas Sauvin bắt đầu thu thập các tấm phim âm bản, xem chúng như một phương tiện trung gian có giá trị giữa máy ảnh và bản in. Năm 2009, khi đang tìm mua phim âm bản, anh tình cờ gặp Xiao Ma, người chuyên mua phim đã sử dụng với số lượng lớn trên mạng. Trước đó, Ma đã làm việc tại một nhà máy tái chế hóa học nằm ở rìa thành phố Bắc Kinh và với kinh nghiệm chuyên ngành của mình, Ma sử dụng lại các tấm âm bản (bao gồm cả phim chụp tia X từ bệnh viện, đĩa CD và các nguồn rác khác) để chiết xuất muối bạc, sau đó anh ta có thể tách và bán lại cho các phòng thí nghiệm.

Sauvin sau đó đã quan tâm đến các chồng phim 35 mm bị loại bỏ chất đống tại nhà máy. Anh đã thương lượng mức giá mua lại khoảng 10 USD mỗi kg, và bắt đầu mua 30 đến 50 kg mỗi tháng. Anh ước tính rằng bộ sưu tập mà mình tích lũy được với số lượng đâu đó lên gần nửa triệu bức hình.

sách ảnh
Photo Beijing Silvermine ☆ 北京银矿

Tất cả những tấm hình đều được ghi lại bởi những công dân bình thường nhất, chụp lại cuộc sống hàng ngày, những buổi họp mặt gia đình, các hoạt động giải trí, kỳ nghỉ hoặc những chuyến đi chơi, du lịch khắp Trung Quốc và nước ngoài. Hầu hết các hình ảnh được chụp từ năm 1985 đến 2005, trải qua việc sử dụng rộng rãi máy ảnh phim Kodak ở Trung Quốc cho đến sự phát triển của nhiếp ảnh kỹ thuật số. Nhiều bức ảnh không có ngày tháng, nhưng bằng cách xem xét các kiểu tóc, gu thời trang và các dấu hiện hình ảnh quan trọng khác, Sauvin đã có thể xác định chúng trong khoảng thời gian ước lượng cho phép . Bộ sưu tập của Sauvin chính là một tập hợp ghi chép hình ảnh có giá trị lịch sử và tư liệu về đời sống dân của người Trung Quốc, xác nhận những biến đổi gia tăng của xã hội thời kỳ hậu xã hội chủ nghĩa.

Sau nhiều năm tích luỹ và xem xét toàn bộ các tấm phim, Sauvin bắt đầu phân loại và nhóm những bức hình theo các tập hợp chủ đề; một số trong đó bao gồm hình ảnh của những phụ nữ tạo dáng bên tủ lạnh hoặc TV, chụp ảnh với thương hiệu Ronald McDonald và những hình ảnh lưu niệm trước Mona Lisa. Trong suốt quá trình phân loại, những câu chuyện xuất hiện từ kho lưu trữ, tiết lộ những chủ đề phổ quát và một số góc độ bất ngờ với điểm nhấn chính là cuộc sống hàng ngày tại đất nước đông dân nhất thế giới. Ấn phẩm xuất bản gần đây nhất của Sauvin mang tên Until Death Do Us Part phát hiện ra một truyền thống hút thuốc kỳ quái, phổ biến tại các đám cưới Trung Quốc. Như một phần của lễ kỷ niệm đám cưới, một trong những nhiệm vụ của cô dâu là châm thuốc cho mọi người đàn ông tham dự. Sau đó, cả chú rể, cô dâu và khách khứa đều tham gia trò chơi kỳ quái này.

sách ảnh
Photo Beijing Silvermine ☆ 北京银矿

Hình ảnh đầu tiên trong cuốn sách cho thấy một cô dâu đang mỉm cười châm điếu thuốc cho một trong những vị khách; một vị khách khác được nhìn thấy đang hút thuốc ở hậu cảnh và một bao thuốc lá màu đỏ xuất hiện ở phía trước khung hình. Khi lật dở các trang khác, chúng ta lần lượt thấy nhiều bức ảnh từ các lễ kỷ niệm đám cưới khác nhau, với khách và thuốc lá được ghi lại nhiều lần bởi các nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Một trong những bức ảnh kỳ lạ nhất mô tả cô dâu châm một tá thuốc lá nhét vào chai nhựa khi chú rể thích thú hút một hơi. Một bức ảnh kỳ quái khác cho thấy một em bé với điếu thuốc trong miệng, trong khi cha mẹ đang mỉm cười. Những hình ảnh khác nữa ghi lại những cặp vợ chồng hạnh phúc khi họ đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời, với biểu tượng hạnh phúc nhân đôi của Trung Quốc như một sự trang trí lặp đi lặp lại.

Sauvin đã tìm ra một cách thông minh để biên tập và trình bày, vì loạt ảnh này thường được chụp bởi các nhiếp ảnh gia nghiệp dư, mang tính cá nhân và dễ gây nhàm chán nếu xem xét với một số lượng lớn . Cuốn sách do nhà xuất bản Trung Quốc Jiazazhi Press sản xuất, được thiết kế trông giống như một bao thuốc lá. Trong tất cả các chi tiết kích thước, màu sắc, kiểu chữ, thậm chí cả giấy gói, đã tái tạo một cách chân thực nhãn hiệu thuốc lá Trung Quốc “Shuangxi” (nghĩa đen là “red double happiness”), một trong những nhãn hiệu thuốc lá lâu đời và có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc. Lý do lựa chọn “Shuangxi” dường như là điều hiển nhiên, các bao thuốc màu đỏ tươi xuất hiện trên mỗi bàn của tiệc cưới. Bên trong vỏ bọc là một cuốn sách nhỏ, và cũng được thiết kế với bìa trông như một sự sắp xếp của các điếu thuốc ở cả phía trước và sau. Ngoại trừ phần gáy sách, các mặt còn lại phủ lớp nhũ vàng sáng bóng (một màu đặc trưng xuất hiện trong các đám cưới của Trung Quốc), cuốn sách nhỏ nhắn này chứa khoảng 50 bức ảnh màu, với một hình ảnh trên một trang đôi.

sách ảnh hay
Photo Beijing Silvermine ☆ 北京银矿

Cuốn sách bỏ túi Until Death Do Us Part của Sauvin mang tới một trải nghiệm bất ngờ về tính văn hoá bản địa. Tác giả đã vượt ra ngoài việc biên tập, chỉnh sửa kho lưu trữ cá nhân. Mang tới người xem một phiên bản mẫu mực trong việc sáng tạo và xây dựng nội dung, cuốn sách nhỏ nhắn này không chỉ mang đến cái nhìn độc đáo về một nghi thức Trung Quốc “kỳ lạ” đang biến mất, mà nó còn cho thấy ý nghĩa văn hóa đáng ngạc nhiên trong các hình ảnh “nhặt rác và bỏ đi” của mình, chỉ bằng tính sáng tạo dí dỏm và sự khéo léo đã thay đổi hoàn toàn trang thái đơn thuần của một hiện tượng xã hội tưởng chừng như hiển nhiên.

Xem thêm tại trang web của Sauvin