binhdang blog

This post is in Vietnamese and English. Scroll down to select the language you want to read.

Bài viết được thực hiện bằng hai ngôn ngữ. Kéo xuống để lựa chọn ngôn ngữ bạn muốn đọc.

One month ago, I had a chance to chat with Mai Nguyen Anh (NA), one of the content creators of contemporary photography website in Hanoi (Matca). We had a very informative discussion on whether or not individual practitioners or visual practitioners should obtain photography degrees and the definition of photography courses in their perspectives. I shall post my opinions based on NA’s listed questions.

  1. Photography 101: A must for photographers?

Photography education is necessary, yet the concept of a classroom is very flexible. It can be in the form of a short-term course which may not relate to the universal frame of reference in visual arts and photography.

The values of common classrooms, in different societies, are shaped by the awareness that has already developed, or is developing and will continue on in that specific society. For example, considering the universal values of photography education in the field, it is undoubtedly worth spending time, money and effort on studying, researching and devoting our youth; however, if put in the environment that is not as good, the knowledge acquisition of visual art and photography according to common education is a totally different definition.

Pleasing common thinking is no longer important. Education, nowadays, can be in the form of groups with such irrelevant issues as international border disputes, media, and personal dilemmas. Ones who are interested shall, by means of the Internet, seek for groups of the same interest on their own, without the need of enrolling in any photography course. Photography courses then will be turned into experience and knowledge sharing seminars, in a more practical way.

The Internet itself is an extended classroom where each individual must learn to filter knowledge on the field he is fond of. All in all, visual artists and photographers, regardless of their liking, have to expose themselves to an open academic environment if they are determined on the path they hope to pursue.

  1. In your opinion, what is the best thing you learn in a photography classroom?

The flexible studying method based on self-selection of interest allows visual artists and photographers to look for knowledge on their own via meet-ups, workshops with experienced artists and photographers. These meet-ups and workshops help individuals to reflect back on the current frame of reference and the frame-of-reference-to-be. Moreover, these events can help expand the network of colleagues and support the seek for internships along with jobs in this field.

  1. How has education changed the definition of photography?

In the past? Photography is the practice of taking photographs of visible things and incidents, felt by aesthetic sense of the photographers and delivering final results (single images or image groups) to the audience, along with necessary information regarding social, psychological, environmental issues and news, etc.

Nowadays? Based on the old definition, the new one has been expanded. Photography, nowadays, is not only the common practice of taking photographs, but also a tool to express more thoughts, personal opinions by creating, searching and filtering subjects to form personal piece of work. Boundaries between definitions of documentary photos and artistic photos have been gradually narrowed to the point where most of the time, the two mean the same thing. Hence, documentary photographers might also be working on series of artistic photos and experiencing more.

  1. Does self-studying cause any drawbacks? Any advice for people who wish to self-study photography?

The drawback of self-studying of photography is that you will take more time to identify specific goals for your future career, and easily get lost in the pool of knowledge and fake knowledge. Moreover, people who self-study tend to care too much about such things on the surface as technologies, devices, behind-the-scenes, and easily be confused between social topics, yet commercialized and heavily influenced by others rather than paying attention to stability and self-improvement.

  1. In your opinion, what are the advantages of not taking photography courses?

The only advantage of not taking photography courses is that you can easily switch the environment of knowledge acquisition. Self-selection of interest is prioritized so that learners can switch between frames of reference.

  1. Your opinion on short term photography courses and refresher courses?

As stated above, short term photography courses and refresher courses seem to be the best choices for beginner visual artists and photographers. They save time, money and prioritize choices of learners. Also, those courses provide necessary experience to strengthen knowledge based on continuous experience-sharing sessions with experienced group of people and people who work on the same issues. That expanding support network while carrying out a project (product output, sponsorship, contact information, etc.) motivates them to complete their work or series of images, etc.

Cách đây một tháng khi nói chuyện với Mai Nguyên Anh (NA), một trong những người thực hiện nội dung trang web dành cho nhiếp ảnh đương đại hiện nay ở Hà Nội (Matca) tôi đã có một trao đổi mang tính kiến thức về vấn đề cần thiết hay không việc tham gia giáo dục chính quy, định nghĩa trường lớp nhiếp ảnh đối với người thực hành cá nhân nói riêng và thị giác nói chung. Tôi đăng lại ở đây toàn bộ ý kiến và quan điểm cá nhân dựa trên những câu hỏi liệt kê của NA

1. Giáo dục trường lớp là cần thiết đối với nhiếp ảnh gia?

Cần thiết tuy nhiên khái niệm trường lớp rất linh động, trường lớp có thể là một mô hình ngắn hạn không nhất thiết phải liên quan đến hệ quy chiếu mang tính phổ thông trong lĩnh vực thị giác và nhiếp ảnh.

Giá trị của trường lớp phổ quát thông thường sẽ được định hình biến thiên theo sự nhận thức đã có hoặc đang có và sẽ  phát triển, tiếp nhận của xã hội đang bao chứa nó. Ví dụ nếu lấy giá trị phổ thông (academy) của trường lớp chính quy trong môi trường của các kinh đô ngành này thì rõ ràng là một thứ rất đáng để bỏ thời gian, công sức, tiền bạc theo học, nghiên cứu hoặc dành phần lớn thời gian của tuổi trẻ trong môi trường đó, tuy nhiên đặt ngược lại trong sự định hình của môi trường kém hơn thì quãng đường tiếp thu kiến thức với thị giác và nhiếp ảnh theo khái niệm giáo dục thông thường lại là một định nghĩa khác.

Việc nhất thiết phải theo cách nghĩ thông thường ko còn quan trọng, giáo dục trường lớp biến đổi thành những hội nhóm chứa đựng cả vấn đề ranh giới quốc tế, truyền thông và cá nhân. Người có nhu cầu tự tìm những kiến thức theo các nhóm, vấn đề và lĩnh vực bản thân mình quan tâm bằng sự kết nối của Internet, các hình thức trường lớp nhiếp ảnh biến đổi thành các buổi chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức mang tính thực tế hơn.

Internet thực chất là đã một lớp học mở rộng mà ở đó đòi hỏi bản thân từng cá nhân tự tạo ra những lớp kính lọc kiến thức về lĩnh vực muốn hướng tới, tóm lại dù muốn hay ko các nghệ sỹ thực hành thị giác và nhiếp ảnh gia đều đã luôn tự đặt mình vào một môi trường mang tính giáo dục rộng mở nếu họ thực sự nghiêm túc trong con đường lựa chọn.

2. Theo anh, điều gì là tốt nhất khi được học trong trường lớp nhiếp ảnh chính quy?

Cách học mang tính rộng mở thông qua sự tự lựa chọn của bản thân với những điều mình quan tâm cho phép những người thực hành thị giác và nhiếp ảnh tự tìm kiếm các vùng kiến thức thông qua các buổi gặp mặt, workshop, gặp gỡ những nghệ sỹ, nhiếp ảnh gia kinh nghiệm giúp cho cá nhân sẽ có những đánh giá lại với hệ quy chiếu đang có sẵn hoặc đang định hình. Mở rộng thêm những mối quan hệ mang tính đồng nghiệp, hoặc bổ trợ cho sự phát triển tìm kiếm những cơ hội thực hành đi kèm công việc trong lĩnh vực này.

3. Giáo dục đã thay đổi quan niệm trong nghệ thuật nhiếp ảnh như thế nào?

Quan niệm trước đây? Nhiếp ảnh là hình thức ghi nhận những sự vật, hiện tượng thực tế trước ống kính được cảm nhận theo tư duy thẩm mỹ của người bấm máy và truyền đạt các kết quả cuối cùng  (hình ảnh đơn lẻ hoặc nhóm hình ảnh) tới người xem kèm những thông tin cần thiết liên quan đến các vấn đề xã hội, tâm lý, thiên nhiên, môi trường, tin tức…

Quan niệm bây giờ? Vẫn dựa trên quan niệm cũ tuy nhiên mở rộng khái niệm, coi nhiếp ảnh là một hình thức ghi chép hình ảnh thông thường, mà là một công cụ để biểu đạt suy nghĩ, nhận định cá nhân nhiều hơn thông qua sự sáng tạo, tìm kiếm và chắt lọc những chủ thể để thành tác phẩm cá nhân theo đúng nghĩa. Ranh giới giữa các khái niệm ảnh tư liệu và ảnh nghệ thuật càng ngày càng được thu hẹp và nhiều khi là đặt ngang hàng nhau. Người thực hiện dự án ảnh tư liệu cũng có thể chính là đang thực hành một chuỗi các hình ảnh mang nặng tính nghệ thuật và thử nghiệm cá nhân nhiều hơn.

4. Việc tự học có gây ra những hạn chế gì không? Lời khuyên dành cho việc tự học như thế nào? 

Hạn chế của việc tự học nhiếp ảnh chính là mất thêm thời gian để định hình những mục tiêu rõ ràng cho khái niệm công việc theo đuổi sau này, cũng như rất dễ bị hỗn tạp trong những thứ kiến thức và giả kiến thức. Người tự học còn dễ bị sa đà vào những điều mang tính bề mặt như kỹ thuật, thiết bị, cách làm hậu kỳ, dễ lầm lẫn giữa những chủ đề mang tính xã hội hóa nhưng chạy theo xu hướng thương mại và mang nặng đánh giá của đám đông hơn là coi trọng sự bền vững và phát triển phong cách cá nhân.

5. Theo anh những lợi thế của việc không theo học trường lớp nhiếp ảnh bài bản là gì?

Lợi thế duy nhất của việc không theo học nhiếp ảnh bài bản là có thể dễ dàng biến đổi môi trường tiếp thu, sự tự lựa chọn được đặt lên hàng đầu giúp cho người tự học có thể thay đổi nhanh chóng các hệ quy chiếu.

6. Quan điểm về những khoá học, bồi dưỡng nhiếp ảnh ngắn hạn?

Như đã nói ở trên các khóa học, bồi dưỡng ngắn hạn dường như đang là một cách tốt nhất song hành cùng các nghệ sỹ thị giác và nhiếp ảnh mới bắt đầu. Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và đặt sự tự lựa chọn của người theo học lên cao nhất, các khóa học tạo ra một sự va đập cần thiết để củng cố lại suy nghĩ cá nhân dựa theo những trao đổi mang tính tham khảo liên tục với những người có kinh nghiệm hoặc và những người cũng đang thực hành cùng một vấn đề. Mở rộng thêm mạng lưới trợ giúp ngay trong quá trình thực thi một dự án (đầu ra tác phẩm, tài trợ, thông tin liên hệ….) đồng thời giúp tạo động lực cho bản thân trong việc kết thúc tác phẩm hoặc chuỗi hình ảnh…